Liệu kinh tế Mỹ có 'hạ cánh mềm'?
Ngày 11.2, Ban Chỉ huy quân sự H.Bù Đốp, tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Đảng uỷ - UBND xã Thanh Hòa tổ chức khởi công xây dựng nhà tình nghĩa quân – dân cho gia đình tân binh Dương Duy Khánh (19 tuổi, ngụ ấp 9, xã Thanh Hòa), là thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2025Theo đó, căn nhà nghĩa tình quân – dân được xây dựng trị giá 126 triệu đồng. Trong đó, Ban Chỉ huy quân sự H.Bù Đốp hỗ trợ 106 triệu đồng và ngày công xây dựng, vốn của gia đình 20 triệu đồng.Gia đình tân binh Dương Duy Khánh có 5 thành viên, là một trong những hộ khó khăn về nhà ở tại địa phương. Bố mẹ không có việc làm ổn định, lại hay đau yếu nên căn nhà xập xệ đã nhiều năm nhưng không đủ điều kiện xây lại. Nhận thức hoàn cảnh khó khăn của gia đình, Khánh phải nghỉ học sớm phụ giúp gia đình để các em tiếp tục đến trường. Trước khi đi nhập ngũ, Khánh đã có thời gian làm việc tại Ban Chỉ huy quân sự xã Thanh Hòa.Vì yêu môi trường quân ngũ, ước mơ được khoác trên mình bộ quân phục, dù được nằm trong diện tạm hoãn nghĩa vụ quân sự nhưng Khánh đã quyết tâm xung phong lên đường nhập ngũ, hoàn thành ước mơ được làm người lính và mong muốn góp sức trẻ của mình phát huy truyền thống quê hương.Theo đại diện Ban Chỉ huy quân sự H.Bù Đốp, trong chuyến thăm hỏi động viên thanh niên trước khi lên đường nhập ngũ, thấu hiểu và chia sẻ trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình em Khánh, phải sống trong ngôi nhà bị xuống cấp, hư hỏng nặng, có thể sập bất cứ lúc nào nên đơn vị cùng địa phương đã quyết tâm, hỗ trợ xây mới ngôi nhà cho gia đình em, để em yên tâm thực hiện nhiệm vụ."Được cùng khởi công căn nhà mơ ước không chỉ của gia đình mà cá nhân nhân em cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Cảm ơn sự quan tâm kịp thời của các cấp chính quyền và Ban Chỉ huy quân sự huyện. Em hứa sẽ quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trong quân ngũ", Khánh chia sẻ.Bà Nguyễn Kim Hạnh (mẹ của Khánh) cũng xúc động và tự hào vì trước ngày con nhập ngũ lại được hỗ trợ căn nhà, đồng thời hứa sẽ động viên con an tâm tư tưởng, chấp hành tốt kỷ luật quân đội, cố gắng lao động, rèn luyện để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.Phải lòng miền Tây
Viện Nghiên cứu thanh niên vừa có báo cáo điều tra thường niên về thanh thiếu niên Việt Nam năm 2024, nhằm đánh giá tình hình thanh thiếu niên trên các lĩnh vực, xác định nhu cầu nguyện vọng của thanh thiếu niên hiện nay.Số thanh thiếu niên được điều tra gồm 800 người ở độ tuổi 16 - 30, là học sinh, sinh viên, công chức, viên chức, công nhân, nông dân, ở cả thành thị và nông thôn.Theo báo cáo, thanh niên cao 161 - 180 cm chiếm tỷ lệ 57,4%; từ 151 - 160 cm là 27,3%; dưới 150 cm là 12,4%. Thanh niên cao trên 180 cm chiếm 3%.Theo kết quả khảo sát, thanh niên nặng 41 - 70 kg chiếm tỷ lệ 81,5%. Dưới 40 kg là 11,2%. Từ 71 - 80 kg là 6,5%. Trên 80 kg là 0,8%.Về sức khỏe thể chất, có 44,1% thanh niên được hỏi từng gặp vấn đề sức khỏe cần phải sử dụng thuốc hoặc đến cơ sở y tế điều trị trong vòng 12 tháng trước thời điểm khảo sát.Nhiều thanh niên (51,4%) đã dựa vào tư vấn của người bán thuốc. Khoảng 10,9% tự tìm hiểu và điều trị. Điều này tiềm ẩn rủi ro, do thông tin không chính xác có thể gây ra những hậu quả không mong muốn cho sức khỏe.Báo cáo cũng cho thấy tỷ lệ thanh niên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ còn khá thấp (15,4%). Tỷ lệ thanh niên được hỏi thường xuyên tập thể dục đạt mức trung bình (34,4%), cho thấy nhu cầu tham gia hoạt động thể chất vẫn còn hạn chế. Tỷ lệ người tìm hiểu kiến thức về sức khỏe ở mức khá (39,3%).Về sức khỏe tâm thần, trong 6 tháng qua, kết quả khảo sát cho thấy, phần đông thanh niên có tâm trạng tích cực. Trong đó, 69,8% thanh niên thường xuyên cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, 52% thanh niên thường xuyên cảm thấy phấn chấn, thoải mái.Các cảm xúc tiêu cực xuất hiện ở mức độ vừa phải (mức độ thường xuyên thanh niên gặp phải dao động từ 5,1 - 15,1%). Mặc dù tỷ lệ thấp, nhưng vẫn có một bộ phận thanh niên thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe tâm thần, đặc biệt 3,3% thanh niên thường xuyên có ý nghĩ tự tử.Theo kết quả khảo sát, khung giờ sử dụng internet của thanh niên từ dưới 2 - dưới 8 giờ/ngày là chủ yếu (gần 80%), trong đó gần 1/3 thanh niên sử dụng mạng từ 6 - dưới 8 giờ/ngày (29,8%).Có tới 16,8% thanh niên sử dụng internet từ 8 giờ/ngày trở lên. Mục đích chính khi sử dụng internet của thanh niên (xếp theo thứ tự ưu tiên) bao gồm: giải trí (75,4%); học tập, tìm kiếm thông tin (71%); giao tiếp, kết bạn (65,9%) và cập nhật tin tức (63,5%).
Sẽ ra sao nếu một ngày không còn Facebook?
Ngày 13.1, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Phước cho biết đã dập tắt đám cháy ở phòng họp, nằm trong trụ sở UBND tỉnh Bình Phước.Thông tin ban đầu, khoảng 11 giờ 30 cùng ngày (13.1), tại phòng họp A (tầng trệt), nằm trong trụ sở UBND tỉnh Bình Phước bất ngờ xảy ra cháy. Vụ việc nhanh chóng được thông báo cho lực lượng chữa cháy.Nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Bình Phước điều động nhiều xe chữa cháy, xe chuyên dụng cùng nhiều cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường dập lửa.Trả lời PV Thanh Niên, đại diện lãnh đạo Công an tỉnh Bình Phước cho biết sau khoảng 15 phút triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đám cháy được khống chế và dập tắt hoàn toàn.Cũng theo đại diện lãnh đạo Công an tỉnh Bình Phước, địa điểm cháy là phòng họp trong trụ sở UBND tỉnh Bình Phước. Nhiều vật liệu dễ cháy như bàn ghế gỗ, hệ thống rèm cửa, âm thanh và thảm dưới sàn đã tạo ra lượng khói đen mù mịt."Đám cháy nhanh chóng được dập tắt nên các phòng làm việc, phòng họp khác trên lầu, xung quanh không bị hư hại và vẫn có thể làm việc bình thường. Thời điểm xảy ra cháy cũng ngoài giờ làm việc nên không gây thiệt hại về người", nguồn tin trên cho biết.Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Phước cho biết đã chỉ đạo Văn phòng UBND tập trung khắc phục sự cố, đảm bảo hoạt động của văn phòng và của UBND tỉnh.Nguyên nhân vụ cháy phòng họp trong trụ sở UBND tỉnh Bình Phước đang được điều tra, làm rõ.
Câu chuyện dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc đi vệ sinh, chợp mắt 5 – 10 phút khi quá buồn ngủ, không thể tiếp tục lái xe… nhưng bị CSGT phạt trực tiếp hoặc phạt nguội nhận 2 luồng ý kiến khác nhau.Có tới 90% người tham gia khảo sát trên Thanh Niên cho rằng, dừng xe ở làn khẩn cấp đi vệ sinh là nhu cầu cá nhân khẩn thiết, nhịn vệ sinh lâu cũng có thể gây những ảnh hưởng tới sức khỏe. 8% còn lại cho rằng, dừng xe trên cao tốc đi vệ sinh là không phù hợp. Người lái xe cần chủ động sức khỏe trước khi vào cao tốc. Một số bạn đọc cũng bày tỏ quan điểm về chủ đề này sôi nổi ở phần bình luận. Bạn đọc có email blacktulp_taton@yahoo.com viết: "Đi vệ sinh dù trong tình huống nào cũng không phải việc khẩn cấp, đó là việc cá nhân". Độc giả Hoa Đoàn bình luận: "Dừng xe trên làn khẩn cấp chỉ để đi vệ sinh có thể phạt về hành vi "tiểu bậy". Hiện nay trẻ nhỏ dưới 12 tháng đều có bán loại tã dùng khi di chuyển xa cho bé tiểu tiện nên lý do dừng xe cho trẻ đi tiểu là không đúng luật". Anh Trần Cử thì viết: "Nếu có ý thức và trách nhiệm an toàn cho gia đình và xã hội, không tài xế nào hỏi kiểu kèo nài như vậy".Ở góc độ khác, bạn đọc Xuân Hoa, Anh Nghi nhận xét, "cực chẳng đã" người lái xe mới phải dừng để đi vệ sinh dọc đường. Hiện các trạm dừng nghỉ trên cao tốc còn cách khá xa, chưa đáp ứng nhu cầu của người tham gia giao thông. Thực tế, một số trường hợp dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc đi vệ sinh hay chợp mắt 5 phút trên cao tốc đã bị CSGT phạt nguội 11 triệu, mới đây nhất là 13 triệu (theo Nghị định 168/2024).Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định, trên cao tốc chỉ được dừng xe, đỗ xe đúng nơi quy định. Trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe thì được dừng xe, đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp cùng chiều xe chạy và phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp.Điều 11 luật Xử lý vi phạm hành chính nêu 5 trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính gồm: thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết, do phòng vệ chính đáng, do sự kiện bất ngờ, do sự kiện bất khả kháng và người thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm hành chính…Theo một chuyên gia nghiên cứu luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có thể hiểu, sự việc bất khả kháng là sự việc xảy ra khách quan, không lường trước được, không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp ngăn chặn.Bất khả kháng trong trường hợp này có thể là: khi mắt bỗng dưng mờ đi không thấy đường, tụt đường huyết, tay chân bủn rủn, đau tim… Xe dừng ở làn khẩn cấp cần bật đèn cảnh báo, thông báo cho lực lượng chức năng qua số điện thoại khẩn cấp trên cao tốc của Cục CSGT: 19008099, đặt biển cảnh báo cách xe tối thiểu 100 m."Trước khi vào cao tốc, người lái xe phải xác định được điểm dừng nghỉ, thời gian di chuyển để chủ động đi vệ sinh, kiểm tra xe, sức khỏe tài xế, người ngồi trên xe. Xe có trẻ nhỏ nên chủ động chuẩn bị vật dụng cho trẻ đi vệ sinh khi cần thiết. Đây là kỹ năng tham gia giao thông", chuyên gia phân tích.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Có. Đi vệ sinh là nhu cầu cá nhân khẩn thiết. Nếu nhịn đi vệ sinh có thể nguy hiểm cho sức khỏeKhông. Dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc để đi vệ sinh là không phù hợp, cần chủ động sức khỏe trước khi lên cao tốc.Ý kiến khác. Mời bạn để lại ý kiến ở phần bình luận cuối bài viết"Nếu làn dừng khẩn cấp trên cao tốc mà xe nào cũng có thể tấp vào ngủ, đi vệ sinh thì khó kiểm soát, gây mất an toàn cho xe lưu thông với tốc độ cao trên đường hoặc khi có sự cố khẩn cấp. Buồn ngủ hay đi vệ sinh là 2 việc có thể lường trước được nên không thuộc tình huống bất khả kháng. Do đó, người lái xe cần chủ động chấp hành nghiêm quy định, tránh bị CSGT phạt", chuyên gia nghiên cứu luật đưa ra lời khuyên.Lãnh đạo một đội CSGT cho biết, có những trường hợp dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc, CSGT đến hỏi lý do dừng, tài xế nói xe bị hư. Khi CSGT nói sẽ gọi giúp xe cứu hộ hoặc kiểm tra xe hư thế nào, thì bỗng… xe hết hư. Do vậy, khi làm việc trực tiếp, CSGT sẽ xem xét các yếu tố, bằng chứng ghi nhận rồi quyết định có lập biên bản hay không. Trường hợp phạt nguội, người vi phạm cần trình bày nguyên nhân dẫn đến hành vi, nếu cung cấp bằng chứng phù hợp thì có thể được xem xét thuộc hay không thuộc nhóm trường hợp bất khả kháng.Luật sư (LS) Lê Trung Phát, Giám đốc Hãng luật Lê Trung Phát, Đoàn LS TP.HCM cho biết, camera phạt nguội ngày càng phổ biến. Khi buộc phải dừng xe ở làn khẩn cấp, người lái xe phải có bằng chứng để bảo vệ mình.Bằng chứng ấy có thể là các clip ghi nhận lại sự việc, các chứng cứ liên quan đến việc đưa người đi nhập viện sau đó hoặc nội dung các cuộc gọi điện thoại báo cho cơ quan chức năng khi mình gặp sự cố... Nếu người vi phạm không có chứng cứ chứng minh, thì cơ quan chức năng có thể dựa vào hình ảnh để phạt nguội cho hành vi dừng đỗ xe trên làn đường khẩn cấp.LS Phát nêu ý kiến, Chính phủ cần sớm ban hành văn bản, hướng dẫn cụ thể cho khái niệm "bất khả kháng khác" là gì, cần có hướng dẫn dừng đỗ xe khi buộc phải đi vệ sinh thì được dừng trong bao lâu."Khi đó, hệ thống camera phạt nguội có thể chỉ ghi lại hình ảnh những xe dừng quá thời gian quy định để làm cơ sở xử phạt. Điều này giúp người dân không phải mất thời gian để đi giải trình. Như vậy, sẽ hài hòa lợi ích giữa nhà nước và người dân, trong bối cảnh nhiều tuyến cao tốc chưa bố trí được trạm dừng chân", LS Lê Trung Phát nói.
Chuyển nhượng mùa đông: Chelsea, Newcastle sẵn sàng kích hoạt mức giá kỷ lục mua Enzo Fernandez
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.